Daily Archives: Tháng Ba 24th, 2018

[3.73] Các giấy khen của bác Trần Văn Út, đơn vị pháo binh Phân khu 1, về thành tích trong trận pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất ngày 12/4/1966

2018011231080

Các giấy khen của bác Trần Văn Út, đơn vị Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1, về thành tích trong trận pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 12/4/1966 và trận bắn máy bay địch ngày 17/12/1966. Bác Trần Văn Út quê quán tại Tân Sơn Nhì huyện Bình Tân tỉnh Gia Định (Sài Gòn).

Ảnh chụp các giấy tờ

[3.72] Các giấy khen của chiến sỹ Trung đoàn 274 sư đoàn 5, do phía Mỹ thu giữ dịp Tết Mậu thân 1968 tại khu vực Biên Hòa

2018011029077

Các giấy khen của chiến sỹ Trung đoàn 274 sư đoàn 5, do phía Mỹ thu giữ dịp Tết Mậu thân 1968 tại khu vực Biên Hòa, gồm:

1. Giấy khen do đ/c Khoan thủ trưởng Đoàn 49 ký ngày 30/5/1967 , cấp cho bác Nguyễn Trọng Ta, tiểu đội phó thuộc C16 Trung đoàn 274, quê tại xã Quảng Phú huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Giấy về thành tích pháo kích núi Đất đêm 23/3/1967 (Có thể mục tiêu do quân đội Úc đóng giữ).

2. Hai giấy khen do đ/c thủ trưởng Đoàn 49 (Trung đoàn 274) ký ngày 21/3/1967 và 2/9/1967, cấp cho bác Nguyễn Văn Bảy, quê quán tại Thanh Đông – Gò Vấp – tỉnh Gia Định, là tiểu đội phó Đại đội thông tin Trung đoàn 274, về thành tích trong trận đường 1 và trận Kim Long tối 18/6/1967.

Ảnh chụp các giấy khen:

[3.71] Các Giấy khen và Quyết định đề bạt của bác Nguyễn Tấn Muôn, quê quán tại xã Tân Túc huyện Bình Tân tỉnh Gia Định

2018010928075

Các giấy tờ của bác Nguyễn Tấn Muôn, quê quán tại xã Tân Túc huyện Bình Tân tỉnh Gia Định (Nay là thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh tp Hồ Chí Minh), thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 268 Quyết Thắng Phân khu 1.

Các giấy tờ gồm:

1. Giấy chứng nhận Chiến sỹ thi đua năm 1965

2. Giấy chứng nhận Huân chương Chiến sỹ Giải phóng, cấp ngày 26/2/1967

3. Quyết định ký ngày 2/9/1968 do Phó Chính ủy Phân khu 1 ký, đề bạt bác Nguyễn Tấn Muôn từ Đại đội chính trị bậc phó lên cấp Đại đội chính trị bậc trưởng (Chính  trị viên trưởng).

4. Quyết định ký ngày 9/4/1969 do Phó Chính ủy Phân khu 1 ký, đề bạt bác Nguyễn Tấn Muôn từ Đại đội Chính trị bậc trưởng lên cấp Tiểu đoàn chính trị bậc phó của đơn vị Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 268 Quyết Thắng.

Ảnh chụp các giấy tờ

[3.70] Bằng khen và Quyết định kết nạp Đảng của bác Nguyễn Văn Liên, quê xã Thanh Cường huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, năm 1968

2018010928074 – Kỷ vật kháng chiến

Các giấy tờ cá nhân của bác Nguyễn Văn Liên, quê xã Thanh Cường huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương, thuộc đơn vị Trung đoàn 28 pháo binh Miền (Hay Trung đoàn 208 pháo binh), do phía Mỹ thu giữ năm 1969 (Phía Mỹ ghi chú là thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam), gồm:

1. Bằng khen ký ngày 11/7/1968 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, tặng bác Nguyễn Văn Liên – tiểu đội phó, vì thành tích công tác và chiến đấu.

2. Quyết định kết nạp Đảng của bác Nguyễn Văn Liên, do thủ trưởng Liên Chi bộ là đ/c Trần Ngọc Dư ký ngày 6/12/1968

Ảnh chụp các giấy tờ

[7.18] Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ: Sân bay nào bị tấn công? Diễn biến sơ lược trận tấn công sân bay

2018010758034 – Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ, thủ phủ về kinh tế – văn hóa – chính trị của khu vực miền Tây Nam Bộ, là nơi tập trung nhiều mục tiêu quân sự lớn của VNCH, bao gồm Bộ Tư lệnh QK4 – Quân đoàn 4 VNCH, trụ sở một số cơ quan, đơn vị lớn của phía Mỹ. Do tính chất quan trọng của thành phố Cần Thơ, nên nơi đây cũng là mục tiêu lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Sân bay Cần Thơ cũng là một trong những mục tiêu tấn công dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ. Tại thành phố Cần Thơ, năm 1968 có 3 vị trí sân bay. Lần lượt là (1) – Sân bay Cần Thơ, vị trí ngay sát thành phố Cần Thơ; (2) – Sân bay Bình Thủy Navy, vị trí ở khu vực cảng Cần Thơ; (3) – Sân bay Bình Thủy, vị trí ở khu vực sân bay quốc tế Cần Thơ hiện nay.

Sân bay Cần THơ là mục tiêu của đợt tấn công này.

Tài liệu phía Mỹ thu nhận được thì đơn vị chủ lực tấn công sân bay Cần Thơ là Tiểu đoàn 303 bộ đội địa phương Quân khu 9.

1. Bản đồ vị trí sân bay Cần Thơ

2. Diễn biến sơ lược, từ phía Việt Nam

3. Diễn biến sơ lược trận tấn công, Rongxanh dịch từ tài liệu của phía Mỹ

 

[3.69] Giấy chứng minh quân nhân của bác Trần Xuân Trường, sinh 1943, quê quán ở thôn Đồng Phúc xã Độc Lập huyện Duyên Hà tỉnh Thái Bình, thuộc đơn vị: Đại đội 24 – Tiểu đoàn 14 – Sư đoàn 320

2018010322067 – Giấy chưng minh quân nhân

Giấy chứng minh quân nhân của bác Trần Xuân Trường, sinh 1943, quê quán ở thôn Đồng Phúc xã Độc Lập huyện Duyên Hà (nay là huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.

Bác Trường biên chế thuộc đơn vị: Đại đội 24 – Tiểu đoàn 14 – Sư đoàn 320. Giấy chứng minh này do Sư đoàn 320 cấp năm 1963.

Ảnh chụp Giấy chứng minh

[5.69] Địa danh: Các phum Soay Mô, Tà Sơ, Tà Kốc, Si kun – Trung đoàn 207 trên chiến trường Campuchia tháng 11-12/1970

20180102 – Địa danh

Thông tin của thân nhân LS và trong web Chinhsachquandoi.gov.vn có thông tin về 1 số liệt sỹ như sau:


LS: Trần Nhật Chiêu. Sinh năm: 1947. Quê quán: Xã Tây tiến-Tiền hải-Thái bình. Ngày nhập ngũ:06/1968. HS ngày:29/11/1970. Đvhs: D3-207,C40,B2. Nơi AN táng ban đầu: Phum Soay Mô

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/92664 Đơn vị khi hi sinh: K8 D71 E207
Cấp bậc: Trung sỹ
Chức vụ: A trưởng
Ngày hi sinh: 08/11/1970
Trường hợp hi sinh: Chiến đấu
Nơi hi sinh: Bắc Si CunNơi an táng ban đầu: Bắc Si Cun 

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/133013Đơn vị khi hi sinh: K5 D71 E207 C40Cấp bậc: A bậc phóChức vụ: A trưởngNgày hi sinh: 04/12/1970
Trường hợp hi sinh: Chiến đấu
Nơi hi sinh: Tà SoNơi an táng ban đầu: cách nam Tà So 1km 
Rà soát các thông tin liên quan, Rongxanh thấy các điểm có thông tin phù hợp nhất, được khoanh đỏ và đánh tên trên 2 mảnh bản đồ, cụ thể như sau:

Srâmâr = Soay mô

Si kun = Skon
Ta Koch = Tà Kốc
Ta Sâr = Tà Sơ

Các phum này nằm dọc theo QL7 từ Kompong Cham về Skon, thuộc Campuchia.




[5.68] Địa danh: C131 V1 Đoàn 86 Hậu cần Miền, năm 1969

2018010120064 – Địa danh

Có Liệt sỹ hy sinh 15/9/1969, thông tin về đơn vị và nơi an táng như sau:

Đơn vị khi hi sinh: Phòng bảo vệ cục chính trị Miền
Cấp bậc: Trung sỹ
Chức vụ: B trưởng
Ngày hi sinh: 15/9/1964
Trường hợp hi sinh: Công tác bị tai nạn
Nơi hi sinh:  
Nơi an táng ban đầu: Nghĩa trang C131 V1, Đoàn 86

Rà soát các thông tin liên quan, Rongxanh nhận thấy 1 khu vực có các thông tin phù hợp nhất, được khoanh trên bản đồ dưới đây. Khu vực này hiện nay nằm trên đất Campuchia, gần biên giới với huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước.

[3.68] Các giấy khen của bác Vũ Quang Hào, chiến sỹ thuộc đơn vị Cửa khẩu V1 – Đoàn 86 hậu cần Miền, quê quán tại xã Hương Sơn – Phú Bình – tỉnh Bắc Thái

2017123161104

Các giấy tờ khen thưởng của Đoàn 86 Hậu cần Miền, tặng bác Vũ Quang Hào, gồm:

– Tặng thưởng về thành tích được công nhận chiến sỹ thi đua cơ sở năm 1968 tại đơn vị , đơn vị Cửa khẩu V1 (Thuộc Đoàn 86 hậu cần Miền), do Thủ trưởng Đoàn Nguyễn Phương Tùng ký 1/1/1969.

– Tặng thưởng về thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 1969, Giấy Biểu dương ký ngày 26/6/1969 Thủ trưởng C61 là Trần Văn Bảy ký.

– Bằng khen ký ngày 10/1/1970 về thành tích là Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 1969, đơn vị của bác Hào lúc này là Bệnh xá K66, Thủ trưởng Đoàn 86 là Nguyễn Phương Tùng ký.

Ảnh chụp các Giấy khen thưởng

[5.67] Sổ ghi chép cá nhân của bác Nguyễn Dương Thành, tiểu đội trưởng 1 đơn vị thuộc Đoàn 559 Trường Sơn, quê quán tại xóm Tân Mỹ xã Mỹ Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, do phía Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam

2017123060102

Sổ ghi chép cá nhân năm 1968 của bác Nguyễn Dương Thành, tiểu đội trưởng 1 đơn vị thuộc Đoàn 559 Trường Sơn, quê quán tại xóm Tân Mỹ xã Mỹ Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, do phía Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam. 

Rongxanh cho rằng đây chính là sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Nguyễn Dương Thành.

Thông tin trong cuốn sổ ghi chép cá nhân cho thấy bác Thành xuất phát từ Hà Nội ngày 24/1/1968 và đến chiến trường Làng Vây ngày 8/2/1968 sau khi đi qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Ảnh chụp 2 trang của cuốn sổ